TRANG CHÍNH

BÀI MỚI NHẤT

Hãy sòng phẳng

Một lần nữa, tôi lại phá vỡ nguyên tắc của mình khi phản hồi về những thị phi trên thế giới mạng. Có thể, sẽ hứng chịu một trận “ném đá” tơi tả, nhưng đôi khi chẳng thể không lên tiếng.

Sáng nay, một trang điểm báo có đưa ra nhận xét như sau: “Tin đã điểm sáng qua: Dân Trung Quốc phản ứng “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu (TN).

Bình luận vội vã

Vẫn tự nhủ sẽ đứng ngoài cuộc thị phi trên thế giới ảo. Tuy nhiên, đọc bài viết “Bà Clinton đã thất bại ra sao tại Bắc Kinh?” thì chẳng thể không nói. Tôi xin đi vào từng phần bài viết và đánh giá bằng những nhận định khách quan.

Khi chính quyền làm sai

(Thanh Niên 4.3.2012) Mới đây, chủ tịch UBND 8 tỉnh: Bình Định, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thanh Hóa, đã bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm vì các sai phạm trong báo cáo thiệt hại thiên tai, chậm phân bổ nguồn ngân sách cứu trợ…

Phép nước

Đến nay, chính quyền xã Vinh Quang lẫn huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, tiếp tục quanh co thoái thác trách nhiệm đối với việc “bỗng dưng biến mất” hàng chục tấn thủy sản trong đầm ông Đoàn Văn Vươn. Nhìn lại suốt quá trình vụ việc, chính quyền địa phương liên tục có những biểu hiện bất tuân luật pháp.

Câu hỏi cốt lõi

(26.11.2011) Thanh Niên – Chính vì thế, ngành giáo dục nên quay trở về làm rõ câu hỏi cốt lõi ban đầu: đâu là sứ mệnh và tầm nhìn của ngành giáo dục nước nhà? Chỉ khi nào làm rõ được câu hỏi trên thì ngành giáo dục nước nhà mới có được chiến lược phù hợp và xác đáng để đất nước được gặt hái quả ngọt.

Arroyo, thời vang bóng còn đâu

(21.11.2011) Thanh Niên – Từng là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới nhưng cựu Tổng thống Philippines Arroyo đang nằm trên giường bệnh với sự canh gác của cảnh sát.

Tham vọng NATO 3.0

(12.11.2011) Thanh Niên – Liên minh quân sự NATO, với sự tham vấn của Mỹ, ra sức phát triển trên toàn cầu, bao gồm cả việc tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á.

Mỹ nói châu Á cần một cấu trúc mới

(07.11.2011) Thanh Niên – Washingtonnhấn mạnh châu Á cần có một cấu trúc mới tương xứng với sự phát triển. 

Cái bóng Iran ở vùng Vịnh

(06.11.2011) Thanh Niên – Mỹ đang rất lo lắng trước ảnh hưởng đang ngày càng lớn của Iran tại Iraq nhất là khi nước này đang chuẩn bị rút hết quân vào ngày 31.12.

Hải chiến – từ lịch sử đến hiện đại: Tàu to, súng lớn vẫn thua

(4.8.2011) Thanh Niên – Với chiến thuật phù hợp thì các lực lượng không có tàu to, súng lớn vẫn có thể chiến thắng những đối thủ với khí tài vượt trội.

Thế trận hải quân châu Á – Thái Bình Dương: Tương lai của tàu sân bay

(31.7.2011) Thanh Niên – Sở hữu tàu sân bay chỉ là bước đầu của cuộc chơi tốn kém nhưng nhiều nước vẫn tiếp tục chạy đua dù tương lai của khí tài này đang bị thách thức.

Thế trận hải quân châu Á – Thái Bình Dương: Sân chơi của tàu chiến tối tân

(30.7.2011) Thanh Niên – Các lực lượng hải quân ở châu Á – Thái Bình Dương không ngừng tăng thêm tàu hiện đại có khả năng tác chiến đa nhiệm mạnh mẽ.

Thế trận hải quân châu Á – Thánh Bình Dương: Các căn cứ chiến lược

(29.7.2011)  Thanh Niên – Phạm vi triển khai tác chiến của các căn cứ đóng vai trò quan trọng trong thế trận hải quân dày đặc ở châu Á – Thái Bình Dương.

Thế trận hải quân châu Á – Thái Bình Dương

(28.7.2011) Thanh Niên – Khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang là nơi tập trung của nhiều thế lực hải quân hùng mạnh.

Mối lo ngại từ Huawei

(22.07.2011) Thanh Niên – Một số nước và vùng lãnh thổ đang quan ngại sâu sắc về vấn đề an ninh đối với Huawei (Hoa Vi), nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc. Trong khi đó, hầu hết các nhà mạng đang hoạt động tại VN đều có sử dụng thiết bị của Huawei.

Vietnamnet và bản tin Donald Rumsfeld bị khám người

(15.07.2011) Phải chăng cách làm tin của 2Sao đang trở thành tiêu chuẩn biên tập cho Vietnamnet!? 

Ý: Nguy cơ mới của cuộc khủng hoảng

(15.07.2011) TBKTSG – Trong khi châu Âu vẫn đang lẩn quẫn trong cơn khủng hoảng nợ công tác động tiêu cực đến thị trường tài chính thế giới, thì cơn khủng hoảng nợ công lại đang có dấu hiệu lan sang Ý, nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu.

“Chúng tôi đã lạc lối”

(14.07.2011) TBKTSG – …ngay từ bây giờ, ban biên tập các tờ báo cần thức tỉnh để tránh tình trạng “lạc lối” chạy theo xu hướng lá cải. Đó còn là sự đảm bảo để không xảy ra những trường hợp nghiêm trọng như câu chuyện của News of the World của nước Anh.

Hàng không giá rẻ: Đua nhau phát triển đội bay

(13.07.2011) SGTT – Chi phí thấp giúp cho các hãng hàng không giá rẻ thu hút khách hàng song họ cũng phải giải quyết bài toán chất lượng dịch vụ, sự an toàn.

Sứ quán Mỹ, Pháp tại Syria bị tấn công

(13.07.2011) SGTT – Quan hệ giữa Mỹ, Pháp với Syria trở nên căng thẳng hơn nữa sau khi đại sứ quán của hai nước tại Syria bị những người, được cho là thân cận với chính phủ đương nhiệm, vây hãm và tấn công.

Trung Quốc: Lạm phát vượt dự báo

Cho dù ngân hàng Trung ương liên tục nâng lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lạm phát trong tháng 6 vẫn tăng ở mức kỷ lục và vượt xa con số dự báo.

Cái khó của tân tổng giám đốc IMF

(09.07.2011) TBKTSG – Con đường lên vị trí Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) không quá khó khăn với bà Christine Lagarde, nhưng những thách thức mà bà phải đối mặt khi lèo lái IMF thì khó khăn hơn nhiều.

Trung Quốc: 500.000 máy quay giám sát Trùng Khánh

(08.07.2011) SGTT – Trung Quốc đang thực hiện dự án giám sát Trùng Khánh bằng hệ thống 500.000 máy quay, bảo đảm khả năng giám sát khu vực có diện tích 1.000 cây số vuông.

Hội tụ, tùy biến và cuộc đua của các trình duyệt

(02.07.2011) TBVTSG – Khi internet có một vai trò sống còn trong kỷ nguyên công nghệ thông tin thì trình duyệt cũng trở thành ứng dụng phổ biến hàng đầu, vì trình duyệt là phương tiện cốt yếu để truy cập internet. Vì thế, ngày nay, trình duyệt được xem như một ứng dụng kiểu mẫu đại diện cho các ứng dụng trên các thiết bị công nghệ cao.

Các ngân hàng Úc: An toàn nhưng yếu thế

(01.07.2011) TBKTSG – Trong lúc thị trường tài chính châu Âu đang lao đao trong khủng hoảng nợ công thì các ngân hàng Úc được xem như một nơi trú ẩn an toàn hơn, nhưng các ngân hàng Úc lại đang tỏ ra lép vế trước các đối thủ nước ngoài ngay tại thị trường nội địa.

Thủ tướng Trung Quốc công du châu Âu: Thay đổi mục tiêu đầu tư

(29.06.2011) SGTT Online – Thông qua chuyến công du của thủ tướng Ôn Gia Bảo, Trung Quốc một lần nữa thể hiện rõ mục tiêu gắn kết chặt chẽ hơn với cựu lục địa bằng lợi thế dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình.

Trung Quốc: Di dân theo diện đầu tư tăng

(27.06.2011) SGTT – Mới đây, tờ Quan Sát Kinh Tế (Trung Quốc) đã đăng bài viết về việc Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng “chảy máu tài sản” vì những người giàu có di dân khỏi đất nước này do sự “lo lắng thấp thỏm”, cũng như tìm cách “hạ cánh an toàn”. Bài viết đã được Worldcrunch dịch sang tiếng Anh và đã được tạp chí Time đăng lại.

Kế hoạch khống chế khí thải của châu Âu bị phản đối mạnh

(27.06.2011) SGTT Online – Nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc cùng nhiều hiệp hội hàng không đã chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch khống chế khí thải của châu Âu. Trung Quốc còn dọa hủy hợp đồng mua máy bay Airbus để chống lại kế hoạch trên.

Hàng Trung Quốc giá rẻ: Kết thúc ở may mặc, mở ra nơi máy tính

(23.06.2011) TBKTSG – …các nhà sản xuất hàng công nghệ cao giá rẻ của Trung Quốc đẩy mạnh tốc độ sao chép mẫu mã lẫn tính năng của các sản phẩm công nghệ cao của các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Tìm kiếm những thỏa thuận năng lượng và quân sự

(22.06.2011) SGTT – Nếu như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có được những thoả thuận đáng kể với Kazakhstan và Ukraine trong chuyến thăm ba nước Á – Âu, thì hợp đồng năng lượng khổng lồ với Nga lại thất bại.

Rổ hàng hóa của giới thượng lưu Anh cũng tăng giá

(20.06.2011) SGTT Online – Chi phí sinh hoạt của đời sống thượng lưu ở London đã tăng rõ rệt trong năm qua, khi chỉ số lạm phát của các hàng hóa và dịch vụ xa xỉ quay trở lại với mức độ trước suy thoái.

Trung Quốc thắt chặt an ninh chống bất ổn

(17.06.2011) SGTT – Trung Quốc đang gia tăng hàng loạt biện pháp an ninh để chống lại tình trạng bất ổn đang diễn ra tại một số khu vực trên cả nước. Du khách nước ngoài cũng không được cho phép đến Tây Tạng trong tháng 7.

Châu Âu không bi quan

(15.06.2011) SGTT – Mặc dù Hy Lạp tiếp tục bị Standard & Poors hạ mức tín nhiệm tín dụng nhưng châu Âu đã không tỏ ra bi quan và thị trường vẫn khởi sắc.

Sự nổi lên của nhân dân tệ

(10.06.2011) TBKTSG – Trung Quốc đang đẩy nhanh chương trình quốc tế hóa Nhân dân tệ (NDT) để tăng vị thế trên thị trường thế giới, nhưng điều đó có thể tạo ra tác dụng ngược.

Nhật Bản hồi phục sau thiên tai: Những thử thách lớn

(05.06.2011) TBKTSG – Sau cơn thiên tai kép vào 03.2011, Nhật Bản kỳ vọng sẽ có những bước phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế bị suy thoái. Thế nhưng, thực tế đang đặt ra cho Nhật Bản nhiều thử thách lớn, nếu không muốn nói là nan giải.

Nhân cách người bảo vệ

(04.06.2011) Thanh Niên – Các công ty bảo vệ cần hiểu được đâu là tiêu chí quan trọng và đâu là nguy cơ có thể xảy đến trong dịch vụ bảo vệ của mình. Trong đó, tư cách đạo đức cũng như kỹ năng hành xử mới chính là tiêu chí quan trọng hàng đầu dành cho các bảo vệ, chứ không phải sức khỏe hay kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ.

Lockheed Martin bị tin tặc tấn công

(30.05.2011) SGTT – Một số nhận định cho rằng âm mưu thực sự đằng sau việc Lockheed Martin là nhằm đánh cắp các công nghệ quân sự tiên tiến mà nước Mỹ đang sở hữu.

Nga: Các công ty internet hướng ra toàn cầu

(27.05.2011) SGTT – Sự trỗi dậy của các công ty dotcom của Nga đang cho thấy nền kinh tế Nga nay không chỉ dựa vào dầu lửa và khí đốt.

EU rối như tơ

(26.05.2011) TBKTSG – Tình trạng khủng hoảng nợ công các nước thành viên thuộc khối eurozone đang đe doạ cả khối với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Trong bối cảnh đó, khối kinh tế châu Âu ngày càng bộc lộ rõ các bất đồng.

Tổng thống Mỹ công du châu Âu: “Hấp hôn” mối duyên cũ

(25.05.2011) SGTT Online  – Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang có chuyến công du sáu ngày đến châu Âu với nỗ lực “hấp hôn” lại mối quan hệ hai bờ Đại Tây Dương

Trung Quốc trong cơn sốt dotcom

(23.05.2011) TBKTSG – Với ưu thế là một thị trường lớn cùng những hỗ trợ của chính phủ, các công ty hoạt động trên internet (dotcom) của Trung Quốc đang ngày càng phát triển. Nhưng người ta cũng nghi ngờ vào sự phát triển quá nóng này có bền lâu hay không.

Bước xuống để tiến lên

(22.05.2011) …Bài học đó là dù người lãnh đạo có đóng góp nhiều như thế nào cho đất nước thì vẫn phải tuân theo ý chí của người dân chứ không phải mãi là người dẫn đường dân chúng, người lãnh đạo phải sẵn sàng bước xuống để đất nước tiến lên.

Mỹ sẽ cắt giảm trợ cấp nông nghiệp

(20.05.2011) SGTT – Để đối phó với nợ công tăng cao, chính quyền của Tổng thống Obama sẽ phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu. Trong đó, có các khoản như hỗ trợ sinh viên vay vốn, hỗ trợ cho nông dân.

Honda Việt Nam và tình yêu sáo rỗng

(19.05.2011) TBKTSG – Cũng có thể thương hiệu Honda quen thuộc đến mức HVN tự tin có thể bỏ mặc người tiêu dùng bị thiệt mà vẫn không lo sợ bị mất thị trường. Và nếu như thế thật thì câu hát “Tôi yêu Việt Nam” mà HVN thường sử dụng trong các chương trình quảng bá thương hiệu dù có bay bổng như thế nào cũng trở thành vô nghĩa.

Nhật Bản: Giảm bớt sự phụ thuộc năng lượng hạt nhân

(13.05.2011) SGTT – Trong khi các nền kinh tế mới nổi vẫn có kế hoạch phát triển điện hạt nhân, mới đây, Nhật Bản thông báo thay đổi chính sách năng lượng theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, phát triển năng lượng tái tạo.

ASEAN trước những thách thức

(12.05.2011) TBKTSG – Một khối liên quốc gia như ASEAN chỉ thực sự mạnh mẽ khi có thể giải quyết được vấn đề của các thành viên cũng như sự thống nhất của khối. Thế nhưng, ASEAN đang loay hoay trong các thử thách trên.

Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ – Trung 2011: Đi tìm sự cân bằng

(11.05.2011) SGTT – Quan hệ kinh tế cân bằng, trong mắt phái đoàn Mỹ, đồng nghĩa với việc Trung Quốc mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Phía Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân mất cân bằng là do chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ khiến đồng đô la suy yếu, chứ không phải do đồng tệ bị định giá thấp.

Ai Cập lại nóng

(09.05.2011) SGTT – Cuộc xung đột tôn giáo cũng như những chỉ dấu về một chính sách ngoại giao gần gũi hơn với Hamas, Iran của Ai Cập đang làm cho tình hình nước này trở nên nóng hơn.

Bồ Đào Nha: Thắt lưng buộc bụng để nhận cứu trợ

(06.05.2011) SGTT – Để đáp ứng các điều kiện cho gói cứu trợ với Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế, Bồ Đào Nha được dự báo sẽ phải đối mặt với tình trạng kinh tế suy thoái trong hai năm.

Hoa Kỳ và “hậu Bin Laden”

(05.05.2011) …Mặc dù cái chết của Bin Laden sẽ không là hồi kết cho cuộc chiến chống khủng bố mà Hoa Kỳ phát động, nhưng ảnh hưởng của nó đến Hoa Kỳ sẽ là không nhỏ.

Trung quốc và áp lực dân số

(05.05.2011) TBKTSG – Dân số đông đã giúp Trung Quốc trở thành một thị trường tiêu thụ lớn cũng như nguồn lực phát triển mạnh mẽ, nhưng tình trạng dân số già đi cùng với dân số đô thị ngày càng tăng đang trở thành một áp lực lớn dành cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

FED họp báo: Gởi một thông điệp nhất quán và minh bạch

(02.05.2011) SGTT – Trong cuộc họp báo lần đầu tiên kể từ tháng 10.1979 của cục Dự trữ liên bang (FED), chủ tịch Ben S. Bernanke vừa trấn an về nguy cơ lạm phát nhưng cũng tỏ ra rất thận trọng đưa ra dự báo về kinh tế Mỹ trong thời gian tới.

Cuộc “vạn lý trường chinh” của Nhân dân tệ

(28.04.2011) TBKTSG – Đến nay, mặc dù Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng Nhân dân tệ (NDT) vẫn chưa là một loại tiền tệ quốc tế. Và để nâng NDT thành một đồng tiền quốc tế, Trung Quốc đang nỗ lực bắt đầu một cuộc “vạn lý trường chinh”.

Bong bóng bất động sản: tiềm ẩn nguy cơ mới

(22.04.2011) SGTT – “Bong bóng” bất động sản đang trở thành một nguy cơ tiềm ẩn cho một cuộc khủng hoảng mới bắt nguồn từ các nền kinh tế chịu ít ảnh hưởng hơn trong cuộc khủng hoảng vừa rồi.

Cuba cải cách

(21.04.2011) TBKTSG – Đại hội mới nhất của Đảng Cộng Sản Cuba đã chính thức thông qua kế hoạch cải tổ kinh tế với sự  “tư nhân hoá” rõ rệt hơn và lời kêu gọi “trẻ hoá” lực lượng lãnh đạo.

Nhật Bản: Sóng thần đẩy sản xuất ra nước ngoài

(16.04.2011) TBKTSG – Cơn thiên tai kép vừa qua cùng với cuộc khủng hoảng hạt nhân đã khiến ngành công nghiệp Nhật Bản phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiểm ẩn và những tác hại lâu dài. Chính vì thế, các doanh nghiệp nước này đang xem xét chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài.

Mỹ cắt giảm thâm hụt ngân sách: Bất đồng sâu sắc

(15.04.2011) SGTT Online – Kế hoạch cắt giảm ngân sách mới công bố của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã bị chỉ trích gay gắt từ đảng Cộng hòa, khiến bất đồng giữa hai đảng về ngân sách càng trở nên sâu sắc hơn.

Trung Quốc thâm hụt thương mại trong quý 1: Không nhiều bất ngờ

(13.04.2011) SGTT – Tuy đạt thặng dư thương mại trong tháng 3, nhưng tính chung, trong quý đầu năm, nền kinh tế được mệnh danh là công xưởng của thế giới đã phải nhập siêu.

Nợ công: Quả bom chờ tháo ngòi

(11.04.20111) SGTT Online – Cứ như thế, nợ công như một quả bom đe dọa kinh tế toàn cầu đang chờ được tháo ngòi

Thị trưởng Điện tử – Điện máy: Bức tranh nhạt

(08.04.2011) TBKTSG – Mặc dù được biết như một thị trường sôi động với nhiều sản phẩm mới liên tục xuất hiện, tạo được sự quan tâm của người tiêu dùng, nhưng kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy bức tranh của thị trường điện tử, điện máy cũng như thiết bị công nghệ trong năm 2010 không phải là đặc sắc.

Hoa Kỳ: Cú sốc mới về nợ công

(07.04.2011) TB.KTSG – Chính phủ Hoa Kỳ đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt ngân sách vào tháng 5 tới đây, nếu quốc hội nước này không nâng mức trần nợ công.

Doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc: Động lực và nguy cơ

(31.03.2011) TBKTSG – Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, được cho là đóng vai trò nòng cốt, lớn hơn cả vai trò của chính quyền, đối với sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Thế nhưng, những chính sách thiếu ổn định và bền vững của chính quyền đã tạo ra những nguy cơ hiện hữu cho khối doanh nghiệp này.

“Bình minh Odyssey”: hãy chờ và xem

(24.03.2011) TBKTSG – …Nhưng tất nhiên, lãnh đạo của các nước tham chiến, chắc chắn, không thể không nghĩ đến những tình huống vừa nêu. Cho nên, các nước tham chiến, nhất là Mỹ, Anh và Pháp, đã có những dự định nào đó mà họ chưa bộc lộ ra. Chính vì vậy, muốn có câu trả lời chính xác hơn về cuộc chiến ở Libya thì rất cần thêm thời gian để chờ và xem.

Điện hạt nhân Nhật Bản: từ cứu tinh đến hiểm họa

(20.03.2011) TBKTSG -Với điều kiện địa lý, tự nhiên không thuận lợi, cũng không có tài nguyên dầu mỏ, than đá  nên Nhật Bản phải dựa vào điện hạt nhân để phát triển của Nhật Bản. Nhưng trận động đất và sóng thần ngày 11.03 vừa qua lại cho thấy điện hạt nhân là một hiểm họa

Cần hơn một lời xin lỗi

(12.03.2011) Tuổi Trẻ – Là một cơ quan ngôn luận quốc gia, là một đài truyền hình phủ sóng cả nước với số lượng khán giả hàng đầu, VTV càng cần phải thể hiện một cách hành xử phù hợp với tầm vóc của mình.

Châu Á không yên tĩnh

(11.03.2011) Với hàng loạt sự kiện diễn ra liên tục trong thời gian ngắn vừa qua đang khiến cho châu Á trở nên không yên tĩnh và cho thấy rằng nhiều bất đồng đang tiềm ẩn trong khu vực, nhất là các bất đồng về chủ quyền và lãnh thổ.

Danh ảo thời nay

(10.03.2011) TBKTSG – Người Việt ta có câu “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để nói rằng muốn danh thơm tiếng tốt thì thường rất khó, còn làm mất danh tiếng thì rất dễ. Nhưng có lẽ ngày nay, để có được danh thơm không còn khó như xưa nữa, những danh xưng bóng bẩy đang xuất hiện nhan nhản, dù danh chưa hẳn đã thơm và tiếng chưa hẳn đã tốt.

Đừng bắt người nghèo đóng kịch

(09.03.2011) TB.KTSG – Làm chương trình từ thiện là rất cần nhưng đừng bắt người nghèo phải “đóng kịch”.

Thủ thuật cầm quyền của Gaddafi

(04.03.2011) Bằng sự khéo léo của mình, đại tá Gaddafi đã thiết lập quyền lực tuyệt đối tại Libya dù ông không đảm nhiệm một chức vụ chính thức nào trong chính quyền nước này.

Thị trường ĐTDĐ 2010: Sôi động nhờ giá rẻ

(03.03.2011) TB.KTSG – Mặc dù thị trường điện thoại di động năm 2010 tăng trưởng không nhanh như kỳ vọng, nhưng nhờ sự xuất hiện của nhiều model điện thoại di động cao cấp cũng như các model trang bị bàn phím QWERTY hay kết nối Wifi giá rẻ đã giúp cho thị trường trở nên sôi động hơn.

Bất ổn Bắc Phi và bất đồng Mỹ – Trung

(24.02.2011) TB.KTSG – Mới đây, Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích cho rằng phương Tây, mà đứng đầu là Hoa Kỳ, chính là tác nhân gây nên bất ổn tại Bắc Phi hiện nay. Chỉ trích này có vẻ như rất bất ngờ khi nhiều chính phủ Bắc Phi, đang vấp phải làn sóng chống đối, vốn dĩ là những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Nhưng thực sự thì chỉ trích này không hoàn toàn bất ngờ, mà  ngược lại thì đó  là một dẫn chứng khác cho những bất đồng Mỹ – Trung vẫn luôn dai dẳng.

Ai Cập: Sự thay đổi muộn màng

(16.02.2011) TB.KTSG Online – Khi người dân không còn tin tưởng thì những thay đổi nếu có cũng trở nên quá muộn màng và chính quyền dù mạnh đến đâu, như đảng NDP của ông Mubarak chiếm đến 90% quốc hội, cũng sẽ phải sụp đổ.

Lì xì và may mắn

(28.01.2011) Thanh Niên – Cũng vì lẽ đó, lì xì hay sự may mắn không thể đo đếm bằng giá trị vật chất của nó. Đó là lẽ thường, nhưng hình như nhiều người không chịu hiểu và cũng quên dạy con cháu mình hiểu điều đó trước mỗi dịp xuân về.

Davos 2011: Chỉ là đến hẹn lại lên

(27.01.2011) TB.KTSG – … Chính vì vậy, dù hội nghị Davos 2011 chưa diễn ra thì người ta không khỏi mường tượng về điều mà nhiều người vẫn thường hay nói về hội nghị Davos trong nhiều năm qua. Đó là: Davos chỉ nơi để nói chuyện và tiệc tùng nhiều hơn là hành động.

Doanh nghiệp và văn hóa nước nhà

(07.01.2011) TB.KTSG – Sự quan trọng của văn hóa truyền thống nước nhà là điều không có gì phải bàn cãi. Thế nên, trong thời đại hội nhập như hiện nay, văn hóa nước nhà cần phải được giữ gìn, khi mà những làn sóng văn hóa ngoại quốc đang xâm nhập mạnh mẽ. Trong đó, lực lượng doanh nhân đóng vai trò quan trọng không kém bất cứ thành phần nào.

Những thời khắc của cơn khủng hoảng tài chính

(VIDEO CLIP) Cơn khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2008

5 Sự kiện quốc tế nổi bật 2010

(VIDEO CLIP) 5 sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2010

Khi Trung Quốc “hữu hảo” với Ấn Độ

(24.12.2010) TB.KTSG – Chính vì những bất đồng sâu sắc trên, quan hệ thương mại Trung – Ấn có thể đang phát triển nhanh thì cũng khó có gì bảo đảm quan hệ hai bên sẽ nồng ấm hơn trong lâu dài.

Lan man giờ cơm trưa

17.12.2010 – Bên trong, bài Không tên số 1 của Vũ Thành An vẫn vang lên du dương: “Xin đời sống cho tôi mượn tiếng/ Xin cho cơn mê thêm dài một chuyến/ Cuộc tình buông xuôi còn lưu luyến/ Còn đắng cay còn hận còn đau

Wikileaks: Người hùng hay tội đồ?

(09.12.2010) TB.KTSG – …những nỗ lực cho sự minh bạch dù luôn luôn cần thiết, nhưng minh bạch không đồng nghĩa với việc sẽ phơi bày mọi bí mật không đúng lúc đúng nơi. Nếu những bí mật bị khai thác quá đà, gây nhiều tác hại thì những người hùng trong đấu tranh minh bạch sẽ trở thành kẻ tội đồ mà Wikileaks là một minh chứng.


Từ thiện và danh tiếng

(09.12.2010) TBKTSG – …Làm từ thiện không đơn thuần là giúp đỡ vật chất, mà còn là sự chia sẻ về mặt tinh thần cho những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thua thiệt. Chính vì thế, làm từ thiện cần lấy tấm lòng làm giá trị cốt lõi.

Bán đảo Triều Tiên bất ổn: Thái độ của Trung Quốc

(03.12.2010) TB.KTSG – Việc CHDCND Triều Tiên bất ngờ nã pháo sang Hàn Quốc đang đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh. Nếu chiến tranh một lần nữa bùng nổ, kết quả có thể sẽ rất bất lợi cho Bình Nhưỡng khi không chỉ Washington tỏ ra rất cứng rắn mà Bắc Kinh cũng có những dấu hiệu giảm bớt sự hậu thuẫn cho Bình Nhưỡng.

Tình báo ngoại giao qua Wikileaks có thực gây sốc

(02.12.2010) Tuần Việt Nam – Có thể, với nhiều người thì những gì mà Wikileaks công bố là mới và sốc. Nhưng sự thật thì việc các cơ quan ngoại giao tham gia vào công tác tình báo chẳng có gì mới lạ trên thế giới, vấn đề chỉ là người ta chưa chính thức công nhận mà thôi.

Trung – Nga bắt tay: chỉ mang tính biểu tượng

(28.11.2010) Tuần Việt Nam – Không phải lần đầu tiên Nga và Trung Quốc cùng nhau tuyên bố phát triển giao thương, còn kết quả thực tế đạt được thì còn rất nhiều điều phải chờ xem.

Đông Á nóng bỏng

(25.11.2010) TB.KTSG – Khi đang chăm chú theo dõi những căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Nhật Bản và Trung Quốc, thì cả thế giới bỗng bất ngờ trước hành động tấn công Hàn Quốc của Bắc Triều Tiên. Tuy điều đó cho thấy Đông Á luôn nóng bỏng với những mối quan hệ chằng chịt, nhưng thực tế chính những điều bất ngờ này giúp hạ nhiệt những căng thẳng khác.

Hệ thống tiền tệ toàn cầu: Bài toán nan giải

(18.11.2010) TB.KTSG – Ngoại trừ một thỏa thuận sẽ hạn chế phá giá nội tệ nhằm mục đích xuất khẩu, Hội nghị G20 Seoul 2010 lần này vẫn chưa có được một lối thoát cụ thể cho những bất ổn  trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Hội nghị G20 – Hàn Quốc 2010: Cuộc tranh luận chưa có hồi kết

(11.11.2010) TB.KTSG – Bên cạnh vấn đề tiền tệ, nhiều phân tích cho thấy vấn đề đất hiếm cũng sẽ được thảo luận rộng rãi trong hội nghị thượng đỉnh G20 kỳ này. Tuy nhiên, cho đến cận ngày khai mạc 911.11.2010) vẫn chưa có một dấu hiệu nào cho thấy các vấn đề trên có thể được giải quyết trọng vẹn.

Khi Cam Ranh mở cửa

(06.11.2010) Chính vì vậy, khi Cam Ranh mở cửa sẽ là một tiến bộ mới không chỉ cho vai trò của Việt Nam mà còn là nền tảng quan trọng để ổn định tình hình tại biển Đông.

Mỹ: Gói kích thích kinh tế 600 tỷ USD

(05.11.2010) SGTT – Trong tình trạng thất nghiệp tăng cao, cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định bơm ra 600 tỉ USD để kích thích cho nền kinh tế phục hồi. Biện pháp thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng của FED được đánh giá là mạnh tay nhất trong năm nay.

Đường Sơn đại địa chấn: “địa chấn” nhờ PR

(04.11.2010) Với một kế hoạch truyền thông rầm rộ, Đường Sơn Đại Địa Chấn (ĐSĐĐC) đã lôi kéo khán giả Việt Nam một cách thành công. Ai xem xong cũng đánh giá bộ phim rất cảm động, ai cũng phải rơi nước mắt. Nhưng thực sự thì bộ phim chỉ là một chuỗi chắp vá những đoạn phim cảm động để thu hút khán giả, lấy nước mắt người xem. Khi phân tích cụ thể, người tinh mắt sẽ thấy ngay xuất phẩm này chỉ mới đạt mức trung bình.

Lan man về blog

(28.10.2010) Chắc chắn, blog sẽ vẫn tồn tại và số người dử dụng sẽ vẫn tăng lên. Nhưng trước hết, mỗi blogger cần tỉnh táo, sự tỉnh táo cho chính mình lẫn trước những lời nhặng xị. Đó là điều mà các blogger cần quan tâm.