NỀN ĐIỆN ẢNH VÔ CẢM

Giao Lộ Định Mệnh bị cho có kịch bản quá giống với Shattered (ảnh: Internet)

Thêm một scandal cho điện ảnh Việt Nam, đó là việc kịch bản của bộ phim Giao lộ định mệnh quá giống kịch bản bộ phim Shattered. Phải chăng, nền điện ảnh nước nhà đang mất đi chính giá trị cốt lõi của nghệ thuật, đó là cảm xúc sáng tạo.

Thực ra, chuyện kịch bản phim giống nhau không phải là điều gì mới. Ngay cả Hollywood cũng sẵn sàng dựng lại Vô gian đạo của điện ảnh Hongkong, hay sắp tới còn có cả Sắc – Giới cũng được Hollywood dựng lại. Nhưng Hollywood đã quá trưởng thành để họ hiểu họ cần làm mới một bộ phim như thế nào dựa trên một kịch bản cũ. Bằng chứng là Departed, phiên bản của Vô gian đạo do Hollywood dàn dựng, đã đoạt đến bốn giải Oscar. Bốn giải Oscar được trao cho Departed bởi những sáng tạo nghệ thuật được làm mới so với bản gốc. Còn điện ảnh Việt Nam, những Ngôi nhà hạnh phúc, Anh em nhà bác sỹ, Cô gái xấu xí… lại chỉ dựa vào kịch bản để thu hút người khác, những sáng tạo khác cho phim thì gần như chưa có một dấu ấn đáng kể nào. Nay, Giao lộ định mệnh cũng vậy! Cái mà khán giả đánh giá cao nhất của Giao lộ định mệnh là kịch bản thì nay bị phát hiện là… quá giống.

Bao lâu nay, điện ảnh Việt Nam gần như yếu kém về mọi mặt. Những đột phá về dàn dựng thì đều trông chờ vào nước ngoài. Từ tiền kỳ, quay phim đến hậu kỳ đều trông chờ vào “yếu tố nước ngoài”. Nên khán giả chỉ còn biết trông chờ vào những kịch bản thuần Việt, hay đâu đó một sự lột tả xã hội Việt Nam để người ta có dịp chiêm nghiệm. Nhưng gần đây, giới làm phim lại chỉ biết chạy đua vào việc sử dụng kịch bản của nước ngoài, để rồi “Việt hóa” cũng chẳng đâu tới đâu.

Như vậy, người xem biết tìm đâu để thấy những  sáng tạo nghệ thuật ở điện ảnh Việt Nam, trong khi điện ảnh là một ngành nghề của sự sáng tạo nghệ thuật. Nói một cách khác, điện ảnh Việt Nam gần như mất hẳn cảm xúc để sáng tạo nên những sản phẩm nghệ thuật đích thực. Trước những dư luận về việc điện ảnh Việt Nam thiếu đầu tư nghệ thuật, có đạo diễn từng biện bạch rằng mình chấp nhận bị xem là người làm “phim thị trường”. Đạo diễn này cho rằng miễn sao có khán giả là được, còn tính nghệ thuật thì không quan trọng. Xét về góc độ thị trường thì suy nghĩ trên của đạo diễn cũng đã sai hoàn toàn. Vì phim ảnh dù có là sản phẩm thị trường thì giá trị để làm nên nó vẫn là nghệ thuật, bởi nó là sản phẩm nghệ thuật. Biện bạch như thế chỉ cho thấy người đạo diễn không hề cảm nhận được mình đang làm gì, nói đúng hơn là một đạo diễn vô cảm với nghề nghiệp.

Với những thực tế nêu trên thì có lẽ rất đông những người làm điện ảnh Việt Nam đang có cùng ý nghĩ theo kiểu “đạo diễn phim thị trường”. Nếu như thế, đây là thực trạng đáng buồn khi chính những người làm điện ảnh cũng đang “vô cảm” về công việc của mình. Khi đó, chúng ta khó có thể trông chờ một tiến bộ nào ở điện ảnh nước nhà, bởi những con người vô cảm với nghề nghiệp sẽ chẳng có thể tạo nên những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng.

Ngô Minh Trí

Giới thiệu Ngô Minh Trí
Ngô Minh Trí Saigon - Vietnam

8 Responses to NỀN ĐIỆN ẢNH VÔ CẢM

  1. Pingback: Tin 19-10-2010 « BA SÀM

  2. Pingback: Cập nhật tin mới hôm nay « TIN TỨC HÀNG NGÀY

  3. Pingback: TIN & BÀI của NGÀY 19-10-2010 « Ngoclinhvugia's Blog

  4. Pingback: Điểm tin ngày 21-10-2019 « TIN TỨC HÀNG NGÀY

  5. Pingback: Tin 27-10-2010 « BA SÀM

  6. Pingback: Điểm tin ngày 28-10-2010 « TIN TỨC HÀNG NGÀY

  7. Pingback: TIN & BÀI của NGÀY 28-10-2010 « Ngoclinhvugia's Blog

  8. Pingback: Tách Cafe Sữa

Bình luận về bài viết này