TÌM KIẾM NHỮNG THỎA THUẬN NĂNG LƯỢNG VÀ QUÂN SỰ

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Kazakstan, mục tiêu khai thác dầu khí của Trung Quốc. Ảnh: TL

Nếu như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có được những thoả thuận đáng kể với Kazakhstan và Ukraine trong chuyến thăm ba nước Á – Âu, thì hợp đồng năng lượng khổng lồ với Nga lại thất bại.

Theo Trung Hoa nhật báo, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vừa thực hiện chuyến công du, từ ngày 12 đến 20.6.2011, đến ba nước Á – Âu là Kazakhstan, Nga và Ukraine.

Ghi điểm tại Kazakhstan, Ukraine

Cùng chuyến thăm Kazakhstan, ông Hồ Cẩm Đào còn tham gia hội nghị thường niên 2011 của tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Theo The Telegraph, nguồn dự trữ dồi dào khí đốt, dầu mỏ và khoáng sản củaKazakhstanlà mục tiêu khai thác của Trung Quốc.

Một số đảng đối lập tạiKazakhstanđang phản đối việc quốc gia này đang bán quá nhiều dầu mỏ và khoáng sản cho Trung Quốc. Bulat Abilov, đồng sáng lập của đảng đối lập Azat, cho rằng: “Các công ty của Trung Quốc kiểm soát một phần năm sản lượng dầu củaKazakhstan. Những gì đang diễn ra tại các mỏ dầu là một mối đe dọa cho sự độc lập của đất nước và an ninh quốc gia”.

Vì thế, khoản vay cho đầu tư khai khoáng trị giá 1,5 tỉ USD của Trung Quốc dành cho Kazakhstan, được thông qua trong chuyến công du, có thể xem là một thoả thuận để Bắc Kinh o bế nguồn cung cấp năng lượng từ Kazakhstan.

Tương tự nhưKazakhstan,Ukrainecũng đạt được thoả thuận đáng kể với Trung Quốc trong chuyến viếng thăm của ông Hồ Cẩm Đào. Báo chí quốc tế đã bình luận rằng, khoản thoả thuận trị giá 3,5 tỉ USD mà ông Hồ Cẩm Đào dành cho Ukraine góp phần đáng kể để làm ấm lại mối quan hệ giữa hai nước. Từ khi ông Viktor Yushchenko nắm quyền,Ukraineđã đẩy mạnh quan hệ với phương Tây. Các khoản tài trợ tài chính sẽ đượcUkrainedùng để xây dựng các tuyến đường sắt nối liền thủ đôKievvới sân bay Boryspil, là một dự án được cho là có liên quan với nhiều công ty của Trung Quốc.

Theo Channel News Asia, mặc dù Ukraine chỉ đóng vai trò trung gian trong nguồn cung cấp năng lượng, nhưng Ukraine vừa là một nhà cung cấp nông nghiệp, vừa là một nhà cung cấp khí tài quân sự quan trọng cho Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc vốn dĩ cũng mua lại từUkraine. Theo nhật báo Kommersant củaUkraine,Kievđang tìm cách bán cho Bắc Kinh bốn tàu đệm khí quân sự cỡ lớn Zubr, tên lửa không đối không và động cơ xe tăng.

Thất bại hợp đồng ngàn tỉ với Nga

Theo thông tấn xã Nga RIA Novosti, trong chuyến thăm, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Nga Medvedev đã đạt được thoả thuận thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt mức 100 tỉ USD vào năm 2015 và 200 tỉ USD vào năm 2020. Năm ngoái, Nga và Trung Quốc đã ký thoả thuận giao thương trực tiếp bằng nhân dân tệ của Trung Quốc và rúp của Nga, thay cho đồng USD.

Tuy nhiên, tâm điểm của chuyến đi lần này mà Bắc Kinh mong muốn nhất là hợp đồng mua năng lượng của Nga trị giá 1.000 tỉ USD trong thời gian 30 năm lại thất bại. Theo Reuters, trước chuyến thăm, cả Trung Quốc và Nga đều hy vọng hợp đồng mua bán giữa tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và nhà xuất khẩu khí đốt độc quyền của chính quyền Nga là Gazprom, có thể được thông qua sau năm năm đàm phán. Nếu thoả thuận đạt được, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 68 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm, tương đương 40% tổng lượng xuất khẩu cung cấp cho châu Âu mỗi năm. Tính theo đơn giá Nga đang bán cho châu Âu, hợp đồng này trị giá 1.000 tỉ USD. Theo Reuters, Gazprom cho rằng CNPC không đồng ý mức giá cao hơn 250 USD cho mỗi mét khối khí đốt.

Ngô Minh Trí (tổng hợp) – Sài Gòn Tiếp Thị 22.06.2011

Giới thiệu Ngô Minh Trí
Ngô Minh Trí Saigon - Vietnam

One Response to TÌM KIẾM NHỮNG THỎA THUẬN NĂNG LƯỢNG VÀ QUÂN SỰ

  1. Pingback: GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG? « motphutsuytu

Bình luận về bài viết này